Đá luân lưu là gì? Sự khác biệt giữa đá luân lưu và phạt đền ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đá luân lưu là gì?
Đá luân lưu là tên gọi chỉ về những loạt sút thực hiện ở chấm 11m trong các trận đấu vòng loại trực tiếp. Những lượt đá luân lưu này có mục đích chính là tìm ra đội thắng cuộc cuối cùng. Cùng có những trường hợp cầu thủ đối phương bị phạm lỗi trong vòng cấm thì sẽ được hưởng phạt đền.
Khi đá phạt đền mỗi đội sẽ cử ra 5 cầu thủ để thực hiện mỗi lượt. Nếu sau 5 lượt hai đội vẫn chưa phân thắng bại thì sẽ có 5 cầu thủ khác tiếp tục đá cho đến khi có kết quả thì thôi. Kết quả phạt đền sẽ tính dựa vào những lần cầu thủ thực hiện thành công loạt đá của mình.
Đá luân lưu tuy có khả năng ghi bàn rất cao, nhưng nó lại mang đến cho cầu thủ những áp lực rất lớn. Chính vì vậy mà những cầu thủ thực hiện loạt đá phạt này cần phải giữ cho mình một tâm lý vững vàng, thoải mái nhất.
Sự khác biệt giữa đá luân lưu và phạt đền
Đối với phạt đền: Khi trọng tài xác định hậu vệ có lỗi với cầu thủ đối phương trong vòng cấm. Đây được cho là trường hợp hậu vệ cố tình phạm lỗi và cản trở tình huống có thể dẫn tới bàn thắng. Cũng có không ít trường hợp cầu thủ chơi tiểu xảo, cố tình ngã trong vòng cấm để có được quả phạt đền.
Khi đá phạt nếu thủ môn đẩy bóng ra ngoài thì các cầu thủ khác có quyền được đá bồi. Và nếu bóng đi hẳn vào trong cầu môn thì bàn thắng vẫn được công nhận.
Đối với đá luân lưu: Trường hợp này sẽ được áp dụng khi hai đội bóng bất phân thắng bại trong thời gian thi đấu chính thức và cả hai hiệp phụ. Hai đội sẽ thực hiện đá Penalty từng lượt, đội nào thực hiện chính xác nhiều cú sút hơn thì giành chiến thắng.
Ở trường hợp này khi thủ môn đẩy bóng ra ngoài thì các cầu thủ còn lại không được phép đá bồi. Những bàn thắng do đá bồi sẽ không được công nhận.
>>> Xem thêm: Trọng tài là gì?
Những cách đá luân lưu
Đá phạt bình thường
Cách đá phạt đền này sẽ được thực hiện cách 11m từ khung thành đến dấu chấm phạt đền theo diện tích. Những cầu thủ còn lại của cả hai đội bóng sẽ phải đứng ngoài vòng cấm địa sau chấm phạt đền và có khoảng cách tối thiểu là 9m15.
Thủ môn đứng đối diện với vào trái bóng hoặc chỉ được phép di chuyển ngang trước khi trái bóng được đá. Nếu thủ môn di chuyển lên xuống, hoặc không đứng trên vạch vôi sẽ không được tính là ghi bàn.
Cầu thủ thực hiện sút phạt ngay sau khi có còi của trọng tài. Bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành sẽ được tính là thắng.
Quả bóng được sút đi từ chân cầu thủ sau tiếng còi của trọng tài, lăn qua vạch vôi trước khung thành sẽ được tính là thắng. Những trường hợp bóng đập cột dọc hoặc thủ môn đẩy ra nhưng bóng lăn lại khung thành sẽ không được tính thành bàn thắng.
Đá phạt phối hợp
Trong trường hợp này sẽ có 2 cầu thủ tham gia đá phạt. Đây được đánh giá là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện. Cầu thủ thứ nhất sẽ chạy đà, còn cầu thủ phía sau sẽ chạy sau để thực hiện cú sút nhằm đánh lừa thủ môn. Khi thực hiện trường hợp này cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn, ăn ý giữa các cầu thủ để có được những thành công như mong muốn.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa logo arsenal
Những lưu ý khi đá luân lưu
Khi phải tham gia vào loạt sút Penalty là điều không ai mong muốn. Đây chính là khoảng thời gian căng lão nhất của cầu thủ, huấn luyện viên và cả người hâm mộ. Chính vì vậy những cầu thủ tham gia vào loạt sút này cần có một tâm lý thật vững vàng. Đây cùng chính là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi tham gia đá luân lưu.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc về Đá luân lưu là gì?. Ngoài ra bạn cũng có thể theo dõi chuyên mục Kiến thức bóng đá của chúng tôi để cập nhật những tin tức hữu ích khác.